Lặn Biển và Câu Hỏi Thường Gặp
– Lặn thử lặn bình khí (Training): bạn được huấn luyện viên hướng dẫn lặn sử dụng thử thiết bị lặn biển trên mặt nước. Bạn được tham gia 1 quá trình tập sử dụng bộ thiết bị chân vịt mặt nạ ống thở, là bộ thiết bị căn bản hỗ trợ bơi lặn để thích nghi trước khi lặn biển 3m-5m cùng huấn luyện viên.
S.C.U.B.A (Self-Contained Underwater Breathing Apparatus) là lặn có bình khí. Với sự hỗ trợ của bình dưỡng khí và thiết bị thở, bạn tận hưởng được thời gian lặn lâu dưới nước (từu 30 phút đến 1 tiếng liên tục). Quá trình lặn được tuân theo các quy trình và quy tắc an toàn quốc tế để tránh các rủi ro về việc thở khí nén dưới môi trướng áp suất cao. Các cấp độ lặn đều bắt buộc lặn cùng bạn lặn. Lặn Scuba thích hợp cho việc bạn tận hưởng hoàn toàn khung cảnh thế giới dưới nước trong suốt ca lặn, có thời gian quan sát, chụp hình các loài sinh vật biển, trải nghiệm cảm giác lơ lửng không trọng lực trong một môi trường hoàn toàn khác biệt.
FREEDIVING là lặn tự do hay còn gọi lặn nín thở. Lặn tự do hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của bản thân cùng với sự hỗ trợ tối thiểu của thiết bị căn bản (Chân vịt, mặt nạ, ống thở, áo lặn giữ nhiệt…) Thời gian lặn là thời gian bạn nín thở được và di chuyển được một cách an toàn, thoải mái nhất trong nước. Lặn tự do giúp bạn có thể đi lặn bất cứ môi trường nước mở nào cùng với bạn lặn của mình mà không quá phụ thuộc vào thiết bị. Lặn tự do yêu cầu bạn có sự đầu tư khắt khe về kỹ thuật và rèn luyện cá nhân để có thể lặn với thành tích tốt và an toàn cho bản thân.
Bất kỳ ở lần lặn nào bạn cũng sẽ gặp trường hợp ù tai, bạn đều được hướng dẫn cách cân bằng áp suất trong tai đúng cách. Nếu bạn bị đau tai, thường do các nguyên nhân sau:
– Không thực hiện cân bằng áp suất tai hoặc cân bằng sai cách.
– Không thục hiện cân bằng áp suất tai SỚM và LIÊN TỤC.
– Bạn đang bị cảm, nghẹt mũi.
– Nếu bạn không được hướng dẫn đúng, việc không cân bằng áp suất tai dẫn đến đau tai hoặc thâm chí sẽ là tổn thương tai, nên bạn sẽ cần theo dõi sự hướng dẫn của huấn luyện viện.
Yên tâm, huấn luyện viên sẽ luôn bên cạnh bạn.
Phụ thuộc trường hợp các triệu chứng xoang nặng hay nhẹ. Với xoang nhẹ (như do thay đổi thời tiết, ô nhiễm) thì có thể bạn rửa sạch xoang có thể lặn được. Trường hợp bị xoang nặng, đã từng mổ xoang, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ, CLB sẽ kiểm tra với bạn trước khi quyết định tham gia lặn biển.
Bọn mình cũng vậy! Vì cơ thể con người sẽ nhanh mất thân nhiệt từ 25-30 lần khi xuống nước nên bạn sẽ cần lưu ý nhiều cách để chống mất thân nhiện khi đi lặn như sau:
– Uống nhiều nước (hạn chế nước đá trước khi lặn).
– Sử dụng áo lặn giữ nhiệt phù hợp (bên mình cung cáp) VỪA VẶN với cơ thể. Quá chật khiên bạn khó thở, quá rộng khiến bạn mất nhiệt nhanh.
Ngoài ra, bạn cần biết các bộ phận nhanh mất nhiệt nhất trên cơ thể bao gồm: ngực/ lưng, đầu, bàn tay, bàn chân… các phần áo giữ ấm ngực, nón lặn (không phải nón bơi), găng tay lặn, giày lặn, vớ lặn… sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể lâu hơn.
– Sau mỗi ca lặn, nên cởi áo lặn ướt ra, giữ cơ thể khô ráo để tránh bị ngấm nước lạnh. Nếu trên tàu có gió, hãy khoảc áo gió hoặc khăn tắm lớn. Uống trà ấm để giữ nhiệt bên trong cơ thể.
Các bé trên 7 tuổi đã có thể tham gia lặn biển.