Diving và Freediving là gì ?
- Diving là hình thức lặn biển với thiết bị hỗ trợ bắt buộc bao gồm Áo BCD (áo thiết kế bơm và xả khí vào bên trong để giúp người lặn chìm hoặc nổi trong tình huống khẩn cấp). Bình khí nén đeo trên lưng, bộ dây truyền khí vào áo BCD và ống thở vào miệng và dây thở phụ ( trường hợp dây thở chính có vấn đề thì vẫn có dây thở phụ). Kính lặn, chân vịt, áo wetsuit giữ nhiệt, đồng hồ đo độ sâu, nhịp tim, la bàn dành cho những chuyến lặn sâu khám phá,…và luôn có 1 Rescue đi cặp với bạn xuyên suốt hành trình lặn biển Diving.
- Freediving là hình thức lặn biển với số lượng dụng cụ đơn giản bao gồm kính lặn, chân vịt, ống thở và phao relax cùng với 1 Buddy hỗ trợ. Bộ môn này đơn giản ở dụng cụ nhưng sẽ có độ khó ở thời gian làm quen ban đầu. Nhìn có vẻ dễ lặn Duckdive nhưng thực tế thì 99% các bạn sẽ tạch ở khâu này. Bạn phải thao tác ngay việc cân bằng tai trên mặt nước, Duckdive được 1 mét sẽ tiếp tục cân bằng tai, việc cân bằng này phải thao tác liên tục từ 0m đến 10m, đây cũng là thời điểm thay đổi áp suất lớn nhất, ví dụ thể tích phổi của bạn 6 lít thì xuống 10 mét sẽ chỉ còn 3 lít.
KHÔNG BIẾT BƠI CÓ THAM GIA DIVING VÀ FREEDIVING ĐƯỢC KHÔNG ?
- Câu trả lời là được. Phần lớn các Divers mới tham gia 2 bộ môn này cũng không bơi khá khẩm j đâu, quan trọng nhất nằm ở sự tự tin của các bạn. Sự tự tin này cũng phải có được từ niềm tin với đội ngũ Rescue, Buddy với đơn vị mà các bạn chọn tổ chức dịch vụ. Yên tâm rằng, các bạn có là kình ngư thế giới cũng phải tuân thủ các nguyên tắc lặn an toàn.
- Khi bạn tham gia các option trải nghiệm, bơi lặn ở mực nước nông 2m-6m thì kiểu j cũng sẽ có ảnh cho các bạn. Việc tạo dáng đẹp, mềm mại phụ thuộc vào thể trạng và khả năng bơi lặn của mỗi người. Kinh nghiệm mình thấy các bạn không biết bơi khi tham gia môn này thì tạo dáng bị đơ =]] không đẹp bằng các bạn đã biết bơi.
- Đầu tiên đó là NEVER DIVE ALONE. Sau thời gian tham gia đủ lâu, phải tính bằng số buổi Dive chứ hk phải tính bằng giờ, các bạn sẽ thấm nhuần được các thao tác lặn và bơi như thế nào để tiết kiệm thể lực, an toàn với dòng chảy, cẩn thận với các mối nguy hại trong môi trường biển như là sứa biển, bé na sọc trắng đen, mấy e cá ốm,…
- TÓM LẠI, ở môi trường nước hoàn toàn nên tốt nhất vẫn là biết bơi trước, tìm hiểu Profile đơn vị và từng cá nhân trong ekip tổ chức cho bạn. Tự tin với trải nghiệm mới khám phá bản thân ở cả 2 bộ môn Diving và Freediving này nhé.
Thời điểm tham gia Diving và Freediving tốt nhất khi nào ?
- Đầu tiên, thể thao biển nên các bạn phải làm quen với việc check thời tiết, app Windfinder và Windy sẽ cập nhật trước thời tiết 10 ngày ở mọi địa điểm cho các bạn. Ở Việt Nam chúng ta sẽ chia thành 2 khu vực và 2 hình thức tham gia cho cả 2 bộ môn Diving và Freediving này.
- Mình sẽ nói về hình thức tham gia trước, các bạn muốn trải nghiệm khám phá với các team chuyên nghiệp hoặc team dành 1 chút thời gian trong năm để relax với những tấm hình sống ảo vừa chất vừa ngất.
- Các hội nhóm về lặn biển chuyên nghiệp có khá nhiều trên facebook, để tham gia được thì bắt buộc phải qua lớp đào tạo lặn biển, tùy nhóm thì yêu cầu các bạn phải pass chứng chỉ ở lv1 hoặc lv2 thì mới được tham gia lặn ở độ sâu.
- Đối với hình thức relax vs chụp ảnh thì toàn bộ các khu vực từ Đà Nẵng, Quy Nhơn ,Nha Trang, Bình Hưng,Phú Quốc đặc biệt đảo Phú Quý luôn có các ekip địa phương tổ chức cho các bạn mà không yêu cầu bạn phải có chứng chỉ nào cả.
- Về khu vực tham gia, chúng ta chia làm 2 đó là miền Trung và miền Nam. Thời điểm đẹp nhất của khu vực miền Trung là những tháng 3 âm lịch trở đi, tháng hè tùy nơi cũng chịu ảnh hưởng gió Nam ( check gió bằng app Windy vs Windfinder), đến tháng mùa đông từ tháng 9 là nghỉ. Thời điểm đẹp nhất khu vực miền Nam lại là mùa đông cho đến trước lễ 30/4. Các bạn để ý cứ đến lễ 30/4 thì Phú Quốc mưa gió xối xả và nghỉ chơi luôn. Thời gian mỗi năm mỗi khác, nên kinh nghiệm vẫn là check thời tiết cho chắc chắn nha. 2 câu thần chú “THÁNG 3 BÀ GIÀ ĐI BIỂN”, “TRUNG HÈ, NAM ĐÔNG” là cẩm nang để đi bơi nè.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia Diving và Freediving ?
- Sức khỏe là việc cần chuẩn bị cho mọi hoạt động thường ngày cho đến đi du lịch, chơi thể thao, ứ ừ ư,…
- Kiến thức căn bản về bảo vệ bản thân và môi trường, sử dụng những mỹ phẩm, vật dụng vừa an toàn cho bản thân vừa không gây hại cho môi trường, nghe có vẻ đơn giản nhưng không giản đơn tí nào.
- Người bạn đồng hành trước, trong và sau chuyến đi là điều rất cần thiết. Tìm hiểu kỹ đơn vị hoặc nhóm lặn biển trước khi tham gia tại từng địa phương.
- Hành trang cho bộ môn này khá đơn giản cho người mới, balo chỉ cần điện thoại, máy tính hoặc ipad cá nhân để mỗi ngày 30 phút check công việc, còn lại 5 bộ đồ bơi, 3 bộ đồ thường ngày, ít kem dưỡng da j đấy, tiền mặt không đem nhiều, đa số đều chuyển khoản được rồi, ah thêm 1 cái sim Viettel để có 4G ổn định ở mọi miền tổ quốc nha. Đối với các bạn chơi chuyên nghiệp thì sau khi tham gia các lớp đào tạo, sẽ tự biết trang bị cho mình những gì.
Tại sao phải tham gia ít nhất 2 buổi trải nghiệm FREEDIVING dành cho người mới ?
- 99% thời gian cả 2 buổi này là các bạn sẽ làm quen với dụng cụ, và học cách lặn Duckdive an toàn, học cách giảm áp cân bằng áp suất trong cơ thể, đặc biệt là khoang tai sẽ là vấn đề cản trở việc lặn Freediving của các bạn. Tùy cơ địa mỗi người, sẽ có bạn đã bị đau tai ở 1 mét nước, có bạn tự Free Hand cân bằng được đến độ sâu 15 mét. Yêu cầu của bộ môn này là phải giảm áp cân bằng trước khi bị đau tai. Các bạn biết không, ở môi trường trên cạn Surface, mặc định chúng ta đã chịu áp suất sẵn rồi. Nếu các bạn suy nghĩ là chỉ cần ra tập bơi chút chút là lặn được thì SAI LẦM nha.
- Việc chụp ảnh, quay clip sống ảo rất đơn giản, chỉ cần 15 phút là có hàng tá ảnh vs clip, sau đó về hậu kì lên màu là nhức cái nách. Nhưng làm sao để lặn được thì đó là cả quá trình tốn thời gian, rất nhiều bạn fail không lặn được và cũng rất nhiều bạn dù không biết bơi vẫn có ảnh clip sống ảo. KHÔNG CHỦ QUAN, KHÔNG LẶN 1 MÌNH, KIÊN TRÌ, TẬP LUYỆN ĐÚNG HƯỚNG DẪN.
Có kết hợp all in one vừa đi tham quan check in ngắm cảnh trên bờ vừa tham gia lặn biển ?
- Câu trả lời này dành cho các bạn mới tham gia nha. Đối với bộ môn Diving sẽ ít tốn thời gian hơn, các bạn dễ dàng set up lịch trình kết hợp tham quan tour đảo ở Nha Trang kết hợp lặn biển, Tour Kì Co Quy Nhơn Lặn biển, Tour đảo Phú Quốc lặn biển, Tour Bình Hưng lặn biển, tham quan chụp ảnh buổi chiều và lặn biển buổi sáng tại đảo Phú Quý,….Đối với bộ môn Freediving cho người mới, các bạn sẽ cần dành nhiều thời gian hơn, 2 buổi là tối thiểu rồi đó, và chơi thể thao hoạt động liên tục trong 2 buổi nên các bạn sẽ tốn nhiều thể lực.
- Động lực nào để các bạn đến với bộ môn Freediving, đam mê bơi lặn, thích ảnh clip đẹp, muốn trải nghiệm khám phá bản thân, đối với các bạn thích ảnh đẹp thì chắc chắn phải lock lịch chụp ảnh lặn vào buổi sáng, đây là thời điểm chụp vs quay đẹp nhất vì có đủ ánh sáng, chiều tối thì không đủ nắng, dưới nước không có thiết bị trợ sáng nên là bất khả kháng rồi. Chưa kể đến thủy triều, gió, bla bla,…Các bạn ở xa ngoài miền Bắc bay vào thì phải tốn thêm thời gian di chuyển đi vs về gấp đôi so với miền Nam. 3 ngày 2 đêm ở Phú Quý có thể không đủ với các bạn ngoài Hà Nội, nhưng lại dư giả thời gian nếu tham gia tại Nha Trang hoặc đảo Bình Hưng.
Tham khảo các địa điểm lặn biển:
REVIEW LẶN TỰ DO ( FREE-DIVING ) 1,5 / 2 BUỔI Ở ĐẢO PHÚ QUÝ
Lặn biển tự do (freediving) là một hoạt động lặn mà không cần sử dụng thiết bị hô hấp như bình khí. Khoá học kéo dài 2 buổi, mỗi buổi nửa ngày
BUỔI 1 : LUYỆN TẬP KỸ THUẬT THỞ
Buổi này chỉ có 1 bạn kỹ thuật viên hướng dẫn cho mình để thành thục các kỹ thuật lặn
Trước khi bắt đầu lặn, hãy thực hành kỹ thuật thở đều và sâu. Hít vào từ mũi và thở ra qua miệng.
Học cách kiểm soát hơi thở của bạn để tiết kiệm năng lượng và tăng khả năng lặn.
Kỹ thuật lặn sâu :
Hãy học cách cân bằng áp suất trong tai và mũi để tránh cảm giác đau khi lặn sâu.
Phát triển khả năng cân bằng áp suất bằng cách thổi khí qua mũi và nhai kẹo.
Kỹ thuật dừng hơi thở:
Trước khi lặn, hãy thực hiện một hơi thở sâu và giữ cho đến khi bạn cảm thấy cần hít thở mới.
Làm quen với việc kiểm soát thở để kéo dài thời gian bạn có thể dừng hơi thở.
Thực hiện lặn và quản lý năng lượng:
Bắt đầu lặn từ mặt nước và chậm rãi giảm sâu xuống dưới nước.
Sử dụng đôi tay và cơ bắp đùi của bạn để duy trì sự cân bằng và điều khiển sự chuyển động.
An toàn là hàng đầu:
Luôn lặn cùng một bạn đồng hành hoặc dưới sự giám sát của một người khác.
Hãy biết khi nào nên dừng lại và không cố gắng vượt quá giới hạn của mình.
BUỔI 2 : Có 3-4 bạn nhân viên hướng dẫn, quay video và giữ phao cho mình, cho cá ăn để mình vừa có thể trải nghiệm lặn biển theo đúng kỹ thuật vừa lưu lại những khoảnh khắc đẹp Với mức g.iá này mình thấy hợp lý với công sức mọi người bỏ ra.Chi p.hí khá là r.ẻ so với khi lặn ở các vùng biển khác như Nha Trang, Phú Quốc.
Nhớ rằng freediving có thể nguy hiểm nếu không được thực hiện đúng cách hoặc không được kiểm soát. Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc an toàn và nhận sự hướng dẫn từ các chuyên gia trước khi thử nghiệm freediving.